Nhà Tùy mất, nhà Đường lên thay, đặt nước Việt làm An Nam Đô hộ phủ, đóng ở Giao Châu.
Dưới ách cai trị hà khắc của nhà Đường, nhiều cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ, tiêu biểu là khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713).
Mai Thúc Loan (
670 –
723), người làng Mai Phụ, một làng chuyên làm muối ở cửa biển Thạch Hà (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Sinh thời, Mai Thúc Loan vốn rất khỏe mạnh, giỏi
đô vật, học rất giỏi và có chí lớn. Ông mở lò vật, lập phường săn, chiêu mộ trai tráng trong vùng mưu việc lớn. Vợ ông giỏi việc nông trang, nhờ đó "gia sản ngày một nhiều, môn hạ ngày một đông. Nhờ chí du ngoạn lại được vợ hết lòng ủng hộ, Mai Thúc Loan kết thân với nhiều hào kiệt, sau này trở thành những tướng tài tụ nghĩa dưới lá cờ của ông như Phòng Hậu, Thôi Thặng, Đàn Vân Du, Mao Hoành, Tùng Thụ, Tiết Anh, Hoắc Đan, Khổng Qua, Cam Hề, Sỹ Lâm, Bộ Tân...
Năm 713, Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân phu gánh vải quả nộp cống cho chính quyền nhà Đường nổi dậy khởi nghĩa. Quân khởi nghĩa nhanh chóng chiếm được Hoan Châu. Khởi nghĩa thắng lợi, Mai Thúc Loan được suy tôn làm hoàng đế, đóng đô ở thành Vạn An( Nghệ An). Vì có nước da đen nên nhân dân gọi ông là Mai Hắc Đế (Vua đen họ Mai).
Mùa thu năm Nhâm Tuất (722), Nhà Đường bèn huy động 10 vạn quân sang đàn áp. Sau nhiều trận đánh khốc liệt, cuối cùng Mai Hắc Đế thất trận, phải rút vào rừng, sau bị ốm rồi mất.
Đền thờ vua Mai Hắc Đế ở Hà Tĩnh