Khoảng thời gian xen giữa từ
944 đến
950 còn có Dương Bình Vương tức Dương Tam Kha.
Khác với các triều đại quân chủ Việt Nam sau này, các
vua nhà Ngô vẫn xưng tước
vương mà chưa xưng
đế hiệu trên phạm vi toàn lãnh thổ do họ cai trị.
Vị vua đầu tiên sáng lập ra nhà Ngô là Ngô Quyền (
898 -
944), còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương (Ngô Vương Quyền). Năm
938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân
Nam Hán trong
trận Bạch Đằng, chính thức kết thúc gần một nghìn năm
Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của
Việt Nam.
Ngô Quyền sinh năm
898 trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm,
Ái Châu (nay là Sơn Tây – Hà Nội), được sử sách mô tả là bậc anh hùng tuấn kiệt,
"có trí dũng".
Ngô Quyền lớn lên làm nha tướng cho Dương Đình Nghệ, một hào trưởng người
Ái Châu , được Dương Đình Nghệ gả con gái cho và giao quyền cai quản Ái Châu.
Năm
937, hào trưởng đất
Phong Châu là
Kiều Công Tiễn sát hại
Dương Đình Nghệ. Ngô Quyền kéo quân ra Bắc trị tội Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán. Quân Nam Hán chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn, chuẩn bị xây dựng trận địa cọc ngầm ở cửa sông Bạch Đằng và cho quân mai phục hai bên bờ.
Năm 938, quân Nam Hán kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh, nhử giặc vào cửa sông Bạch Đằng. Nước triều đang lên, giặc đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm. Khi nước triều rút, Ngô Quyền cho quân đánh quật trở lại. Quân Nam Hán rút chạy ra biển đúng lúc nước triều rút nhanh, bãi cọc nhô lên, thuyền lớn hạng nặng của quân Nam Hán bị cọc nhọn chọc thủng, tan vỡ. Tướng giặc Hoằng Tháo tử trận. Quân Nam Hán bại trận, hoảng sợ rút về nước.
Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 (tranh vẽ minh họa)
Di tích bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng – Quảng Ninh
Trận chiến Bạch Đằng năm 938 thắng lợi đã kết thúc gần một nghìn năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, Năm 939 , Ngô Quyền lên ngôi hoàng đế, vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm
939 đến năm
944.
Năm 944,
Ngô Quyền (vua tự xưng là Ngô Vương) mất, anh/em vợ là
Dương Tam Kha cướp ngôi của
nhà Ngô, xưng Dương Bình Vương. Các nơi không chịu thuần phục, nhiều thủ lĩnh nổi lên cát cứ các vùng thường đem quân đánh lẫn nhau.
Con trưởng của Ngô Quyền là
Ngô Xương Ngập bỏ trốn.
Dương Tam Kha nhận
Ngô Xương Văn - con thứ của
Ngô Quyền - làm con nuôi. Năm
950, Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha, trở thành Nam Tấn Vương. Ngô Xương Ngập được đưa về, cũng làm vua, là Thiên Sách Vương. Đó là thời
Hậu Ngô Vương.
Năm
954,
Ngô Xương Ngập chết. Đến năm
965,
Ngô Xương Văn chết, con
Ngô Xương Ngập là
Ngô Xương Xí nối nghiệp. Nhưng vì thế lực suy yếu nên lui về giữ đất Bình Kiều. Quý tộc nhà Ngô, các tướng nhà Ngô cùng các thủ lĩnh địa phương đều nổi dậy chiếm cứ một vùng. Bắt đầu từ đó hình thành thế cục mà sử sách gọi là
loạn 12 sứ quân.
Để tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc lập nên những chiến thắng vang dội trên dòng sông Bạch Đằng nói chung và của Ngô Quyền nói riêng, người dân đã xây dựng khu di tích Bạch Đằng Giang - một quần thể kiến trúc quy mô bề thế, khang trang trên khu đất đắc địa của dãy núi Tràng Kênh – Hải Phòng
Khu di tích Bạch Đằng Giang – Hải Phòng
Tượng của 3 vị anh hùng dân tộc: Ngô Quyền, Lê Đại Hành và Trần Hưng Đạo trên quảng trường Chiến thắng thuộc khu di tích Bạch Đằng Giang – Hải Phòng
Dấu tích cọc Bạch Đằng trên sông
Ngày nay, để tưởng nhớ công ơn của Ngô Quyền, nhân dân ta lập đền thờ ông ở nhiều nơi. Trong đó, có đền thờ và lăng mộ của Ngô Quyền được lập ở Đường Lâm – Sơn Tây – Hà Nội (quê hương ông)
Đền thờ và lăng mộ Ngô Quyền ở Đường Lâm– Sơn Tây – Hà Nội