Sau khi cuộc kháng chiến chống quân Hán do Trưng vương lãnh đạo bị đàn áp, nước ta rơi vào thời kì Bắc thuộc lần 2. Dưới ách đô hộ tàn bạo của các triều đại phong kiến phương Bắc, nhiều cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ như khởi nghĩa Lý Bí (542). Sau khi đánh đuổi được nhà Lương, mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện mong muốn xã tắc truyền đến muôn đời. Triều Tiền Lý khởi nghiệp từ đấy. Thời kì này kéo dài 61 năm và nước
Vạn Xuân kéo dài 58 năm, tổng cộng với bốn đời vua: Lý Nam Đế (544-548), Lý Đào Lang Vương (550-555), Triệu Việt Vương (548-571) và Hậu Lý Nam Đế (571-602).
Lý Nam Đế là vị vua sáng lập ra nhà Tiền Lý, ông tên thật là Lý Bí hay còn gọi là Lý Bôn, là người người có công đánh đuổi quân đô hộ nhà Lương (thời Nam Bắc triều), sáng lập ra nhà Tiền Lý.
Lý Bí vốn con nhà hào trưởng, người Thái Bình, phủ Long Hưng (Sơn Tây), thiên tư lỗi lạc, do làm quan không được vừa ý, yêu nước, thương dân, bất bình với bè lũ đô hộ, ông sớm bỏ quan, về quê ở Thái Bình. Nhân lòng oán hận của dân, Lý Bí đã liên kết với hào kiệt các châu tập hợp nhân tài lo khởi nghĩa chống quân Lương.
Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thắng lợi. Tháng Hai năm Giáp Tý - 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên.
Lý Bí là người Việt Nam đầu tiên tự xưng
hoàng đế và bãi bỏ chính sóc (lịch) của Trung Quốc, ông cũng đặt cho Vạn Xuân và triều đại mới một niên hiệu riêng
- Thiên Đức .
Xưng đế, định niên hiệu riêng, đúc tiền riêng, lấy Nam đối chọi với Bắc, lấy Việt đối sánh với Hoa, những điều đó nói lên sự trưởng thành của ý thức dân tộc, lòng tự tin vững chắc ở khả năng tự mình vươn lên, phát triển một cách độc lập. Đó là sự ngang nhiên phủ định quyền làm "bá chủ toàn thiên hạ" của hoàng đế phương bắc, vạch rõ sơn hà, cương vực, và là sự khẳng định dứt khoát rằng nòi giống Việt phương Nam là một thực thể độc lập, là chủ nhân của đất nước và nhất quyết giành quyền làm chủ vận mệnh của mình.
Lý Nam Đế cũng là người đầu tiên nhận ra vị trí địa lý trung tâm đất nước của miền sông nước Tô Lịch. Hà Nội cổ, từ giữa thế kỷ 6, bước lên hàng đầu của lịch sử đất nước.
Nhà nước Vạn Xuân, dù mới dựng, cũng bỏ tiền xây một ngôi chùa lớn, sau trở thành một trung tâm Phật giáo và Phật học lớn của Việt Nam. Đó là chùa
Khai Quốc, tiền thân của chùa Trấn Quốc ở Hà Nội ngày nay. Ngay cái tên,
"chùa Mở Nước" cũng đã hàm chứa nhiều ý nghĩa!
Chùa Trấn Quốc giữa lòng Hồ Tây – Hà Nội
Lối vào chùa Trấn Quốc
Đầu năm 545, nhà Lương bắt đầu tổ chức cuộc xâm lược Vạn Xuân nhằm chinh phục lại châu Giao.
Quân Vạn Xuân phải rút lui.
Theo sử cũ của Việt Nam, từ sau khi rút về động Khuất Lão, Lý Nam Đế bị đau yếu luôn. Hai năm sau ông mất (548).
Tháng 3 năm
548, nghe tin
Lý Nam Đế mất,
Triệu Quang Phục tự xưng là Triệu Việt Vương.
Triệu Việt Vương nhân lúc quân Lương không còn tướng giỏi, tung quân ra đánh. Quân Lương tan vỡ chạy về Bắc. Triệu Việt Vương lấy lại được nước Vạn Xuân, đóng đô ở
thành Long Biên.
Triệu Việt Vương làm vua ở thành Long Biên.
Lý Thiên Bảo, anh trai của Lý Nam Đế, làm Đào Lang Vương ở nước
Dã Năng. Năm
555, Thiên Bảo chết không có con nối, quân chúng suy tôn người cháu trong họ là
Lý Phật Tử lên nối ngôi.
Lý Phật Tử lên làm vua cả nước, đóng đô ở
Phong Châu. Vì ông cũng xưng là Lý Nam Đế, nên đời sau gọi là
Hậu Lý Nam Đế để phân biệt với Lý Bí.
Năm 602, quân Tùy đánh Vạn Xuân. Nước
Vạn Xuân và nhà Tiền Lý mất.
Như vậy, nhà Tiền Lý từ khi Lý Nam Đế giành lại được nước đến khi mất tổng cộng 61 năm (541-602), nước Vạn Xuân từ khi Lý Nam Đế đặt đến khi mất tổng cộng 58 năm (544-602) với bốn đời vua: Lý Nam Đế (544-548), Lý Đào Lang Vương (550-555), Triệu Việt Vương (548-571) và Hậu Lý Nam Đế (571-602).
Di tích thờ Lý Nam Đế hiện nằm rải rác trên địa bàn các tỉnh: Thái Bình, Thái Nguyên, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ… nhưng chỉ duy nhất ở
Phú Thọ có đền thờ tại nơi Ngài mất và lăng mộ của nhà vua.
Đền thờ vua Lý Nam Đế ở Tam Nông – Phú Thọ.