Phương pháp "Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp với việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, giúp học sinh hình thành các khái niệm khoa học, phát triển nhận thức của học sinh, giúp các em tìm ra những lời giải đáp thắc mắc trẻ thơ bằng cách đặt mình vào tình huống thực tế, từ đó khám phá bản chất vấn
Trên tinh thần đó, ngày 3/10/2018 Tổ Tự nhiên- Trường THCS Thanh Am đã tiến hành triển khai chuyên đề dạy học theo phương pháp “ Bàn tay nặn bột” ở bộ môn Vật Lý qua bài giảng “ Tìm hiểu kết quả tác dụng lực” của cô giáo Nguyễn Thị Lương tại phòng học đa năng. Đến dự tiết học có tất cả thầy cô trong Ban Giám Hiệu và giáo viên trong tổ chuyên môn.
Với thời lượng 45 phút, giáo viên đã dẫn dắt học sinh qua năm bước của tiến trình dạy học theo phương pháp “ Bàn tay nặn bột”. Bằng tình huống xuất phát từ trò chơi đập bóng vui nhộn, học sinh để ý đến các lực tác dụng vào quả bóng và sự thay đổi trạng thái của quả bóng khi đó từ đó các em học sinh tự tìm tòi ra được các hiện tượng cần lưu ý khi có lực tác dụng vào vật và tự đề xuất giả thuyết và đưa ra những thí nghiệm để kiểm chứng.
Các nhóm học sinh đang thảo luận đề xuất phương án thí nghiệm
Học sinh đại diện nhóm trình bày phương án thí nghiệm
Các nhóm tiến hành thí nghiệm kiểm tra
Học sinh đại diện nhóm trình bày kết quả thí
Các em đã hứng thú tiến hành thực nghiệm, tìm tòi,nghiên cứu để sau các thí nghiệm tìm tòi ra câu trả lời , rèn luyện kỹ năng trình bày, dần dần hình thành kiến thức đi đến kết luận. Học sinh là người chủ động lĩnh hội kiến thức ,nhận ra mình đúng hay sai và chủ động thay đổi, điều này giúp các em ghi nhớ lâu và khắc sau kiến thức.
Tiết học đã diễn ra trong không khí học tập sôi nổi, khơi gợi sự khám phá, tìm tòi của học sinh, giúp các em chủ động tìm hiểu, đặt câu hỏi, tích cực tiến hành thí nghiệm và trao đổi nhóm, phát triển tư duy logic và khả năng thuyết trình cũng được nâng cao. Đây cũng là dịp để tất cả giáo viên trong tổ và đặc biệt là giáo viên bộ môn Vật Lý học hỏi, rút kinh nghiệm để mỗi người có thể thiết kế cho mình những tiết dạy theo phương pháp “ Bàn tay nặn bột” hiệu quả hơn.