Phương pháp " Dạy học theo mô hình THM” là cách dạy hướng tới việc học tập chủ động. Mô hình THM đòi hỏi phát huy tính tích cực của cả người dạy và người học, coi trọng hoạt động cá nhân, tôn trọng sự khác biệt của học sinh, dạy học đến từng đối tượng học sinh, chú ý đến nhu cầu phát triển của từng cá nhân học sinh… chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động dạy của GV thành hoạt động học của HS; từ Quy mô lớp sang Quy mô nhóm (HS làm việc nhiều hơn); Mô hình trường học mới coi trọng hoạt động cá nhân, tôn trọng sự khác biệt của HS, dạy học đến từng đối tượng HS, chú ý đến nhu cầu phát triển của từng cá nhân HS…
Cùng với nhận thức đó là sự chỉ đạo của ban giám hiệu triển khai vận dụng những ưu điểm của phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học của mô hình trường học mới vào thực tế dạy – học trong Nhà trường.
Ngày 18/9/2018 Tổ Tự nhiên- Trường THCS Thanh Am đã tiến hành triển khai chuyên đề dạy học theo phương pháp “Dạy học theo mô hình THM” ở bộ môn Địa Lý qua bài giảng “ Phương hướng trên bản đồ, kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lý” của cô giáo Trần Thị Linh tại phòng học đa năng. Đến dự tiết học có tất cả thầy cô trong Ban Giám Hiệu và giáo viên trong tổ chuyên môn.
Với thời lượng 45 phút, giáo viên đã dẫn dắt học sinh qua năm bước của tiến trình dạy học theo phương pháp “Dạy học theo mô hình THM”. Khởi động bài học bằng trò chơi quả bóng xinh vui nhộn, bằng tình huống con tàu bị lạc giữa biển Đông các em nắm được các phương hướng trên bản đồ, hiểu rõ tọa độ địa lí của một điểm từ đó các em học sinh tìm ra được vị trí của con tàu để làm công tác cứu hộ.
Học sinh đại diện nhóm trình bày nhiệm vụ được phân công
Học sinh làm bài tập vận dụng cách xác định phương hướng trên bản đồ.
Các em có nhiều cơ hội để thực hành các kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp và tự học hơn so với trước. Bất cứ học sinh nào cũng biết phân chia công việc trong nhóm, trao đổi chia sẻ suy nghĩ cũng như kết quả học tập của bản thân trước nhóm, trước lớp… ; đa số các em biết cách tổ chức một hoạt động đơn giản trong tiết học hay trong một hoạt động giáo dục như các cuộc thi (thi đọc đúng, đọc diễn cảm..), các trò chơi học tập,…không chỉ giúp các em phát huy tính tích cực linh hoạt, sự tự tin mạnh dạn, khả năng diễn đạt mà còn tăng thêm tinh thần đoàn kết, hợp tác. Các em hứng thú tiến hành thực nghiệm, tìm tòi,nghiên cứu để sau mỗi lần thực nghiệm tìm ra câu trả lời , rèn luyện kỹ năng trình bày, dần dần hình thành kiến thức đi đến kết luận. Học sinh là người chủ động lĩnh hội kiến thức ,nhận ra mình đúng hay sai và chủ động thay đổi, điều này giúp các em ghi nhớ lâu và khắc sau kiến thức.
Tiết học đã diễn ra trong không khí học tập sôi nổi, khơi gợi sự khám phá, tìm tòi của học sinh, giúp các em chủ động tìm hiểu, đặt câu hỏi, tích cực tiến hành thực nghiệm và trao đổi nhóm, phát triển tư duy logic và khả năng thuyết trình cũng được nâng cao. Đây cũng là dịp để tất cả giáo viên trong tổ và đặc biệt là giáo viên bộ môn Địa Lý rèn luyện các kỹ năng tổ chức hướng dẫn hỗ trợ HS tự học theo cá nhân, cặp, nhóm, cả lớp và rèn kỹ năng kiểm soát đánh giá hoạt động của học sinh, lắng nghe học hỏi, rút kinh nghiệm để mỗi người có thể thiết kế cho mình những tiết dạy theo phương pháp “Dạy học theo mô hình THM” hiệu quả hơn.