Đối tượng học sinh học tập yếu, kém vẫn luôn tồn tại trong giáo dục, tuy nhiên về số lượng học sinh yếu, kém nhiều hay ít và mức độ tiến bộ của học sinh yếu, kém nhanh hay chậm trong quá trình được giáo dục và rèn luyện mới là điều đáng quan tâm của riêng mỗi nhà trường. Tuy cùng hưởng thụ một nội dung chương trình giáo dục giống nhau, nhưng mỗi học sinh đều có sự phát triển về thể chất và trí tuệ khác nhau, có điều kiện hoàn cảnh sống và sự quan tâm chăm sóc ở gia đình khác nhau, có động cơ và thái độ học tập khác nhau, môi trường giáo dục khác nhau (mà trong đó có sự dạy dỗ của thầy cô giáo) thì năng lực học tập, khả năng tiếp thu kiến thức của mỗi học sinh cũng phải khác nhau.
Trong buổi SHCM, các đồng chí trong Hội đồng sư phạm nhà trường đã cùng nhau chia sẻ những cảm nhận khi phụ đạo HS yếu kém.
Từ những cảm nhận ấy, đồng chí Ngô Quốc Chiến đã đưa ra một số giải pháp để loại bỏ, giảm đi những áp lực đối với các GV. Đầu tiên là
Cách truyền cảm hứng: bao dung, lắng nghe và khích lệ HS phát biểu ý kiến, khen ngợi và động viên, tận tình chỉ dạy, biết khêu gợi và tạo điều kiện cho HS thể hiện bản thân,
giữ tinh thần tích cực và lạc quan, …
Tiếp theo là
Xây dựng môi trường học tập thân thiện
- Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… giáo viên tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của bản thân mình.
- Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình.
- Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi tích cực. Ví dụ như giáo viên nên thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên tìm những việc làm mà em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi, hoặc cho điểm cao để khuyến khích các em.
GV phải là người có năng lực tay nghề vững vàng, có đạo đức, tâm huyết và có kinh nghiệm để phụ đạo giúp đỡ HS yếu kém. Dạy phụ đạo, HS yếu, kém bằng tâm lý sư phạm, kiên trì và dài lâu, dùng các biện pháp kích thích động viên các em là chính, khơi dậy trong HS lòng tự tin, hứng thú học tập và vượt khó để tiến bộ.
- Khảo sát lập danh sách học sinh yếu các môn học, các lớp.
- Tổ chức Đoàn Đội của nhà trường là nòng cốt của các phong trào thi đua Học tốt, tổ chức phát động phong trào thi đua “Học nhiều điểm tốt”, “Giúp bạn vượt khó học tập”, “Đôi bạn học tập”. “Góc học tập”, “Nhóm bạn học tập ở trường và ở nhà”.v.v Tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục tinh thần “tương thân tương ái” tặng tập, vở, sách giáo khoa cũ, tặng áo cho bạn nghèo, phân công HS khá giỏi kèm cặp, giúp đỡ HS yếu kém, gần gũi động viên và chia sẻ kịp thời với những HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn
Là một giáo viên thì chắc hẳn ai cũng muốn học sinh của mình trở thành những học sinh ngoan, học giỏi. Thế nhưng điều đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quan trọng nhất là phương pháp dạy học và truyền thụ kiến thức của người thầy. Vì các thầy, cô không ngừng tìm tòi ,học hỏi để tìm ra các biện pháp tối ưu, hiệu quả nhất để giáo dục và dạy dỗ học sinh của mình ngày càng tiến bộ đáp ứng lòng mong mỏi và kì vọng của nhà trường, các bậc phụ huynh và toàn xã hội. Buổi sinh hoạt chuyên môn tháng 12 của trường THCS Thanh Am đã đón nhận được nhiều chia sẻ kinh nghiệm từ các CBGV để công tác phụ đạo của nhà trường ngày một tốt hơn./