Để hướng đến nâng cao chất lượng kiểm tra bằng hình thức thi trắc nghiệm, Trường THCS Thanh Am đã tổ chức ngày chuyên môn trực tuyến với chủ đề: Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm với sự thực hiện của nhóm Lịch sử- Địa lý.
Buổi sinh hoạt đã củng cố và cung cấp thêm cho các giáo viên nhà trường về đặc điểm của đề trắc nghiệm khách quan, quy trình ra đề TNKQ cũng như kĩ thuật đặt câu hỏi khi làm đề thi.
- TNKQ là phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
- Cách cho điểm TNKQ hoàn toàn không phụ thuộc vào người chấm.
- Phân loại các câu hỏi
Các loại câu hỏi TNKQ
- Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple choice questions)
- Trắc nghiệm Đúng, Sai (Yes/No Questions)
- Trắc nghiệm điền khuyết (Supply items) hoặc trả lời ngắn (Short Answer).
- Trắc nghiệm ghép đôi (Matching items)
Chuyên đề cũng đưa ra các cách viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan và một số quy tác khi viết câu hỏi
Câu dẫn
Chức năng chính của câu dẫn:
- Đặt câu hỏi;
- Đưa ra yêu cầu cho HS thực hiện;
- Đặt ra tình huống/ hay vấn đề cho HS giải quyết.
Yêu cầu cơ bản khi viết câu dẫn, phải làm HS biết rõ/hiểu:
- Câu hỏi cần phải trả lời
- Yêu cầu cần thực hiện
- Vấn đề cần giải quyết
Có hai loại phương án lựa chọn:
Phương án nhiễu - Chức năng chính:
• Là câu trả lời hợp lý (nhưng không chính xác) đối với câu hỏi hoặc vấn đề được nêu ra trong câu dẫn.
• Chỉ hợp lý đối với những HS không có kiến thức hoặc không đọc tài liệu đầy đủ.
• Không hợp lý đối với các HS có kiến thức, chịu khó học bài
Phương án đúng, Phương án tốt nhất - Chức năng chính:
Thể hiện sự hiểu biết của HS và sự lựa chọn chính xác hoặc tốt nhất cho câu hỏi hay vấn đề mà câu hỏi yêu cầu.
Các dạng câu hỏi kiểm tra đánh giá KQHT - Những kiểu câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn:
1. Câu lựa chọn câu trả lời đúng
2. Câu lựa chọn câu trả lời đúng nhất
3. Câu lựa chọn các phương án trả lời đúng
4. Câu lựa chọn phương án để hoàn thành câu
5. Câu theo cấu trúc phủ định
6. Câu kết hợp các phương án
Đồng thời trong quá trình sinh hoạt, các đồng chí GV cũng nắm bắt được cách viết các phương án lựa chọn, các phương án nhiễu khi ra đề kiểm tra.
KỸ THUẬT VIẾT CÁC PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
1. Phải chắc chắn có và chỉ có một phương án đúng hoặc đúng nhất đối với câu chọn 1 phương án đúng/đúng nhất
2. Nên sắp xếp các phương án theo một thứ tự nào đó
3. Cần cân nhắc khi sử dụng những phương án có hình thức hay ý nghĩa trái ngược nhau hoặc phủ định nhau
4. Các phương án lựa chọn phải đồng nhất theo nội dung, ý nghĩa
5. Các phương án lựa chọn nên đồng nhất về mặt hình thức (độ dài, từ ngữ, …)
6. Tránh lặp lại một từ ngữ/thuật ngữ nhiều lần trong câu hỏi
7. Viết các phương án nhiễu ở thể khẳng định
8. Tránh sử dụng cụm từ “tất cả những phương án trên”, “không có phương án nào”
9. Tránh các thuật ngữ mơ hồ, không có xác định cụ thể về mức độ như “thông thường”, “phần lớn”, “hầu hết, ... hoặc các từ hạn định cụ thể như “luôn luôn”, “không bao giờ”, “tuyệt đối…
4. LƯU Ý ĐỐI VỚI PHƯƠNG ÁN NHIỄU
1. Phương án nhiễu không nên “sai” một cách quá lộ liễu;
2. Tránh dùng các cụm từ kỹ thuật có khuynh hướng hấp dẫn thí sinh thiếu kiến thức và đang tìm câu trả lời có tính thuyết phục để đoán mò;
3. Tránh sử dụng các cụm từ chưa đúng (sai ngữ pháp, kiến thức…): Hãy viết các phương án nhiễu là các phát biểu đúng, nhưng không trả lời cho câu hỏi.
4. Lưu ý đến các điểm liên hệ về văn phạm của phương án nhiễu có thể giúp học sinh nhận biết câu trả lời
Buổi SHCM đã cũng cấp nhiều thông tin bổ ích cho các CBGV nhà trường, đặc biệt là các giáo viên trẻ. Buổi sinh hoạt cũng là cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm của các tổ nhóm chuyên môn trước kì thi học kì I năm học 2021-2022./