1. Hãy vui cùng những thành tích nhỏ bé của học trò và hãy chia sẻ những thất bại của chúng.
2. Bạn là người rất gần gũi với học trò, hãy cố gắng để chúng luôn cởi mở với bạn. Hãy vừa là bạn vừa là thầy của chúng.
3. Đừng ngại thừa nhận với học trò là mình không biết về một vấn đề nào đó. Hãy cùng chúng tìm câu trả lời.
4. Hãy cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh. Khi đó chúng sẽ đạt tới nhiều đỉnh cao trong học tập.
5. Đừng đòi hỏi một “kỷ luật lý tưởng” trong giờ học. Bạn đừng độc đoán quá, hãy nhớ rằng giờ học là một phần cuộc sống của đứa trẻ, vì vậy đừng làm cho giờ học gò bó quá, cứng nhắc quá. Qua mỗi giờ học đứa trẻ cần trở thành một nhân cách cởi mở, say mê, sáng tạo và phát triển toàn diện.
6. Hãy cố gắng để giờ giảng của bạn không khuôn mẫu quá, chuẩn mực quá. Tuyệt vời nhất là trong mỗi giờ học đều có những “phát minh” nho nhỏ được diễn ra, những chân lí nho nhỏ được phát hiện, những đỉnh cao tri thức được chinh phục và những cuộc tìm kiếm bắt đầu.
7. Các cuộc gặp gỡ với phụ huynh học sinh cần thiết thực và hiệu quả. Mỗi buổi họp phụ huynh là dịp để bạn cung cấp thêm cho họ những kiến thức về tâm lí, sư phạm, về quá trình học tập.
8. Hãy bước vào lớp với nụ cười. Khi học trò chào, hãy nhìn vào mắt từng em để hiểu được tâm trạng cúa chúng, vui thì chia vui, buồn thì động viên.
9. Hãy luôn ghi nhớ: Học trò không phải là một chiếc bình cần đổ đầy kiến thức, các em là những ngọn đuốc cần được thắp lên.
10. Điểm kém ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành nhân cách của học trò. Bạn hãy cố gắng chừng nào có thể để tránh cho các em điểm kém. Hãy tìm cách khác để khắc phục tình trạng này.
11. Mỗi bài giảng của bạn phải là một bước tiến, dù là rất nhỏ, về phía trước trong việc khám phá tri thức. Học sinh cần phải vượt qua những khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và bạn hãy tính toán sao cho mức độ của những khó khăn đó thật phù hợp.
12. Đừng tìm những con đường dễ dàng nhất trong việc giảng dạy. Như thế học trò sẽ lười suy nghĩ, bạn cần làm cho chúng thấy việc học là lao động thực sự. Điều quan trọng nhất là bạn phải luôn khích lệ, luôn ở bên chúng khi khó khăn.
13. Nếu phải cân nhắc giữa hai điểm số khi cho điểm học sinh thì bạn hãy chọn điểm cao hơn. Hãy chắp cho đứa trẻ đôi cánh, hãy tin ở em, cho em hy vọng.
14. Không cần che giấu tình cảm của mình với các em, nhưng cần tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt với một vài em nào đó. Hãy cố nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Có thể chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm đó. Bạn hãy giúp chúng nhận ra, phát triển chúng thêm.
15. Hãy nhớ rằng trên lớp học sinh cần phải cảm thấy hấp dẫn và thú vị. Chỉ có sự hấp dẫn mới làm các em tập trung chú ý được.
16. Khi tiếp xúc với phụ huynh học sinh, bạn cần nhớ rằng đối với họ đứa con là quí giá nhất trên đời. Vì thế, bạn hãy hết sức tế nhị, tránh đừng để phụ huynh bị tổn thương.
17. Đừng sợ xin lỗi học trò nếu thấy mình sai.Xin lỗi chỉ làm tăng uy tín của bạn trong mắt các em mà thôi. Khi các em mắc lỗi, bạn cũng đừng nóng nảy quá.
18. Hãy cố gắng sống hết mình với các em. Vui cùng vui, buồn cùng buồn. Đùa nghịch và dạy dỗ. Hãy kiềm chế khi các em nói dối. Công bằng, kiên trì và trung thực là khẩu hiệu của bạn.
19. Đừng dạy học sinh quá tự tin- sau này chúng sẽ bị xa lánh; quá rụt rè- chúng sẽ bị coi thường; quá lắm lời- chúng sẽ không được ai tính đến; quá cứng nhắc- chúng sẽ bị khước từ.
20. Một lần nữa xin nhắc lại: Hãy kiềm chế, bình tĩnh, kiền trì và mềm mỏng.
20 điều chắc chắn làm hỏng sự nghiệp của bạn
Để có một sự nghiệp triển vọng và gặt hái nhiều thành công, bạn cần nhận biết được những gì nên và không nên làm. Dưới đây là 20 điều tiêu cực bạn cần tránh:
1. Luôn đứng ngoài đám đông. Từ chối tham gia các cuộc thảo luận, các khóa tập huấn hay các hoạt động của công ty.
2. Tin là bạn có quyền để thành công và có một công việc bảo đảm, nhưng lại không biết học hỏi và cải thiện cho nó tiến bộ hơn.
3. Không có một kế hoạch và mục tiêu nào cho công việc.
4. Không bao giờ tình nguyện nhận thêm nhiều công việc khác và những công việc lớn lao hơn.
5. Luôn chống lại sự thay đổi và những ý tưởng mới. Nhất định tìm ra những sai sót trong các ý tưởng mới đó mà không nhận thấy những mặt tích cực của nó. Và biện hộ rằng “Trước đây chúng tôi đã thử nghiệm điều đó rồi và nó đã không đem lại hiệu quả gì tốt cho công việc”.
6. Không tôn trọng những người có địa vị. Luôn lầm tưởng rằng bạn xứng đáng có được vị trí ấy bởi vì bạn vượt trội hơn và tài giỏi hơn họ.
7. Làm trái ý người chỉ huy trực tiếp của bạn. Phê phán những người cộng tác với bạn, đặc biệt là cấp trên. Luôn phàn nàn về công việc và người trực tiếp quản lý bạn. Hoặc kể với mọi người về những vấn đề riêng tư của bạn.
8. Nhiều chuyện. Lan truyền những tin đồn. Đặc biệt là những tin không được tốt đẹp cho mấy.
9. Phung phí thời gian vào những câu chuyện vớ vẩn.
10. Không cập nhật những thông tin, kiến thức và những kỹ năng mới. Duy trì công việc theo phương cách vốn đã có từ trước khi bạn đảm nhiệm nó.
11. Làm việc một mình. Tin rằng bạn không cần đến sự hỗ trợ và sự che chở của người khác. Không chịu xây dựng và duy trì mối quan hệ. Không chịu tìm kiếm cho mình một người thầy – người cố vấn để cho bạn những lời khuyên bổ ích.
12. Luôn khăng khăng cho là mình đúng.
13. Cự tuyệt những lời góp ý tốt của mọi người. Chất chứa lòng đố kỵ.
14. Luôn nghĩ hầu hết mọi người đều chống đối bạn.
15. Không bao giờ chia sẻ những thành công của người khác với những mục tiêu mà họ đã đạt được.
16. Đi làm trễ nhưng lại về sớm. Không bao giờ chịu đi làm ngày thứ 7.
17. Không bao giờ chịu mạo hiểm cho những ý tưởng mới và những cơ hội mới.
18. Cố làm hài lòng mọi người bằng cách giành nhiều chiến tích.
19. Đi đầu trong việc đưa ra những ý nghĩ "thụt lùi". Khi công việc không làm theo đúng kế hoạch, thì bạn lại tuyên bố “Tôi đã nói như vậy mà”.
20. Không bao giờ có sự lựa chọn trong trường hợp nếu bạn đánh mất công việc của mình. Chỉ có một lựa chọn duy nhất là bạn sẽ ra đi, bởi bạn là một nhân viên không có năng lực.