Trưng Trắc lấy chồng là
Thi Sách ở huyện
Chu Diên. Hai người phụ nữ được đánh giá là
anh hùng dân tộc của
người Việt.Trong sử sách, hai bà được biết đến như là những thủ lĩnh khởi binh chống lại chính quyền đô hộ của
Đông Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại
Mê Linh và Trưng Trắc tự phong là
Nữ vương. Thời kì của hai Bà xen giữa thời kỳ
Bắc thuộc lần 1 và
Bắc thuộc lần 2 trong
lịch sử Việt Nam.
Đại Việt sử ký toàn thư coi Trưng Trắc là một vị
vua trong lịch sử, với tên gọi Trưng Nữ vương
Dưới ách đô hộ tàn ác của nhà Hán, nhân dân Lạc Việt vô cùng căm giận.
Năm 40, sau khi ông Thi Sách là chồng bà Trưng Trắc nổi dậy ở Chu Diên bị Tô Định sát hại, Bà Trưng Trắc bèn cùng em là Trưng Nhị vì nợ nước thù nhà, đã nổi dậy ở Mê Linh, phá thành Luy Lâu và đánh đuổi Tô Định về Tàu.
Chẳng bao lâu, Hai Bà dẹp yên các nơi, đánh chiếm 65 thành trì, được các quận Cửu Chân, Nhật Nam, và Hợp Phố cùng theo về với quận Giao Chỉ. Hai Bà Trưng lên ngôi báu, trị vì nước Nam được 3 năm (năm 43) thì vua Hán sai Mã Viện sang đánh báo thù và chiếm lại nước ta, khiến Hai Bà Trưng phải nhẩy xuống sông Hát Giang tự trầm để bảo toàn danh tiết.
Tranh dân gian Đông Hồ - Hai Bà Trưng đánh đuổi giặc
Triều đại Trưng Nữ Vương tuy ngắn ngủi, chỉ có 3 năm, nhưng tiếng vang về cuộc chiến thắng oai hùng của Hai Bà đã làm rúng động đế triều nhà Đông Hán bấy giờ, đồng thời còn vang vọng mãi mãi về sau... Đây là một điểm son trong lịch sử đấu tranh bảo vệ giang sơn của nòi giống Việt; bởi vì nhờ cuộc chiến thắng của Hai Bà Trưng, dân tộc Việt đã vận dụng được đầy đủ và toàn vẹn lực lượng lao động và trí thức nam nữ vào công cuộc dựng nước và giữ nước.
Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Đông Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, tục truyền rằng vì không muốn chịu khuất phục, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng
sông Hát tuẫn tiết.
Để tưởng nhớ công ơn của Hai Bà, nhân dân ta đã lập đền thờ tại địa danh Hát Môn - Hát Giang là nơi thánh tích Hai Bà dựng cờ khởi nghĩa chống quân Đông Hán xâm lược và cũng là nơi Hai Bà hóa thân vào cõi bất diệt. Đền Hát Môn thờ Hai Bà Trưng là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại QĐ số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013, ngôi đền Hát Môn cổ kính với nhiều hàng cây cổ thụ, khung cảnh trang nghiêm yên tĩnh quanh năm.
Đền Hát Môn – Phúc Thọ - Hà Nội
Lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng – Mê Linh