Năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La (Hà Nội). Khi ra đến La Thành, ông lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên trời nên đổi tên thành Đại La sang Thăng Long.
Nhà Lý còn được gọi là nhà Hậu Lý (để phân biệt với triều đại
Tiền Lý do
Lý Bí thành lập) bắt đầu khi
Lý Công Uẩn lên ngôi vào
tháng 10 âm lịch năm
1009 sau khi giành được quyền lực từ tay
nhà Tiền Lê. Triều đại này trải qua 9 vị
hoàng đế và chấm dứt khi
Lý Chiêu Hoàng, lúc đó mới có 7 tuổi, bị ép
thoái vị để nhường ngôi cho chồng là
Trần Cảnh vào năm
1225 – tổng cộng là 216 năm.
Trong thời đại này, lần đầu tiên nhà Lý đã giữ vững được chính quyền một cách lâu dài đến hơn 200 năm, khác với các vương triều cũ trước đó chỉ tồn tại hơn vài chục năm. Vào năm
1054,
Lý Thánh Tông đã đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt , mở ra kỷ nguyên Đại Việt rực rỡ nhất trong
lịch sử Việt Nam.
Lý Thái Tổ (
974 -
1028), tên thật là Lý Công Uẩn, là
hoàng đế sáng lập ra
nhà Lý (hay còn gọi là
Hậu Lý để phân biệt với nhà
Tiền Lý do
Lý Nam Đế sáng lập) trong
lịch sử Việt Nam. Ông là người châu Cổ Pháp (thuộc
Từ Sơn,
Bắc Ninh), mẹ là Phạm Thị Ngà, nhưng không rõ danh tính của cha, chỉ biết ông được truy tôn tước Hiển Khánh vương.
Năm 1009, khi Lê Ngọa Triều mất, Lý Công Uẩn được tôn lên làm hoàng đế, sáng lập vương triều Nhà Lý, vẫn lấy Quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình). Năm 1010,Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La (Hà Nội). Khi ra đến La Thành, ông lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên trời nên đổi tên thành Đại La sang Thăng Long.
Tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội
Triều đại nhà Lý gắn liền với nhiều sự kiện đặc biệt quan trọng trong lịch sử dân tộc:
1/ Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại la rồi đặt tên là Thăng Long, và thủ đô của nước ta đã tồn tại ở đây 1000 năm cho đến ngày nay.
“Chiếu dời đô” được làm bằng gốm Bát Tràng, trưng bày tại Đền Đô – Bắc Ninh
Lý Công Uẩn dời đô ra Đại La, đổi tên thành Thăng Long – Rồng bay lên (tranh vẽ minh họa)
2/ Tháng 10 năm 1054 sau khi Lý Thánh Tông lên ngôi đã đặt Quốc hiệu nước ta là ĐẠI VIỆT.
3/ Phật giáo phát triển, các vị vua đều theo Phật. Tạo được một giai đoạn dài thịnh trị nên nhân dân ta được sống trong cảnh thanh bình, no ấm.
Chùa Một Cột – Công trình kiến trúc Phật giáo thời Lý
4/ Mở các trường đại học đầu tiên là Văn miếu (1070) và Quốc tử giám (1076), tổ chức khoa thi đầu tiên năm 1075 để chọn người hiền tài ra giúp nước.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Trường Đại học đầu tiên của nước ta được xây dựng dưới thời Lý
5/ Trong lịch sử trị vì, nhà Lý đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân xâm lược Tống, quân Chiêm Thành và Chân Lạp, bảo vệ thành công biên cương, bờ cõi lãnh thổ Đại Việt.
Để tưởng nhớ công ơn của các vị vua nhà Lý, nhân dân ta lập đến thờ ở nhiều nơi. Trong đó có Đền Đô – Từ Sơn – Bắc Ninh, hay còn gọi là Đến Lý Bát Đế, Cổ Pháp Viện. Đền thờ 8 vị vua nhà Lý (do nhiều quan niệm nên nữ hoàng đế Lý Chiêu Hoàng không được thờ cùng 8 vị tiên vương).
Toàn cảnh Đền Đô nhìn từ trên cao
Cổng vào Đền Đô – Từ Sơn – Bắc Ninh