Vì lợi ích của dân tộc, Thái hậu Dương Vân Nga đã trao ngôi vua cho Lê Hoàn. Lê Hoàn lên ngôi vua lấy hiệu là Lê Đại Hành, vẫn lấy tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư, chỉ huy quân dân cả nước đánh tan quân Tống xâm lược.
Thái hậu Dương Vân Nga trao hoàng bào cho Lê Hoàn (tranh vẽ minh họa)
Lê Đại Hành (
941 -
1005), tên thật là Lê Hoàn, là vị
Hoàng đế sáng lập
nhà Tiền Lê, nước Đại Cồ Việt, trị vì nước
Đại Cồ Việt trong 24 năm. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Quê ông ở Thanh Hóa. Cha mẹ mất sớm, Lê Hoàn phải đi làm con nuôi cho một vị quan nhỏ. Lớn lên, ông đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn và lập được nhiều chiến công khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Ông được Đinh Tiên Hoàng phong làm Thập Đạo tướng quân. Khi cha con Đinh Tiên Hoàng bị giết hại, Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua. Lê Đại Hành làm
Nhiếp chính, xưng là Phó vương, nắm đại quyền triều đình.
Nhà Tống lấy cớ Lê Đại Hành chuyên quyền để phát binh xâm lược Đại Cồ Việt Trước tình thế đó, vì lợi ích của dân tộc, Thái hậu Dương Vân Nga (mẹ của Đinh Toàn) đã trao ngôi vua cho Lê Hoàn. Lê Hoàn lên ngôi vua lấy hiệu là Lê Đại Hành, vẫn lấy tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư và tự mình làm tướng đánh tan quân Tống, chém tướng
Hầu Nhân Bảo, bắt sống tướng Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân đem về
Hoa Lư, giúp cho Đại Cồ Việt thanh bình, bảo toàn được nền độc lập của đất nước.
Đền thờ vua Lê – Cố đô Hoa Lư – Ninh Bình
Năm 1005, Lê Đại Hành mất, các con tranh nhau ngôi vị. Cuối cùng Lê Long Đĩnh lên ngôi. Lê Long Đĩnh bị
bệnh trĩ không ngồi được, phải nằm mà coi chầu, nên được gọi là Lê Ngọa Triều.
Năm 1009, Lê Long Đĩnh Qua đời, Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Tiền Lê kết thúc.