BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 03/2020
Bộ Sách Bổ Trợ Kiến Thức - Chìa Khóa Vàng: Hóa Học
Trái đất đã tồn tại hàng mấy nghìn triệu năm, loài người thì chỉ mới xuất hiện mấy chục vạn năm.
Suốt quá trình lịch sử phát triển của loài người từ hoang dã đến văn minh hiện đại chỉ chiếm một thời gian vô cùng ngắn ngủi (4 giây) so với toàn bộ lịch sử phát triển của tự nhiên. Nhưng với đôi tay khéo léo và bộ óc thông minh, loài người đã thúc đẩy xã hội tiến triển rất nhanh với tốc độ ngày càng chóng mặt. Một nhà khoa học đã nhận định: “Tri thức của loài người ở thế kỷ XIX, cứ khoảng 50 năm thì tăng gấp đôi; sang đầu thế kỷ XX, cứ 30 năm tăng gấp đôi; vào giữa thế kỷ XX cứ 10 năm tăng gấp đôi, đến thập kỷ 70, cứ 5 năm tăng gấp đôi; tới thập kỷ 80 cứ 3 năm tăng gấp đôi.
Làn sóng phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng như vậy của khoa học kỹ thuật thu hút mối quan tâm mãnh liệt của mọi lớp người, đặc biệt là lớp thiếu niên nhi đồng, tạo niềm say mê hứng thú học tập, tìm tòi và khám phá.
Để đóng góp phần nhỏ bé vào kho tàng trí tuệ của các bạn, Bộ sách bổ trợ kiến thức CHÌA KHÓA VÀNG của nhà xuất bản Lao Động có kích thước 14cm qua đó cung cấp một số tri thức phổ thông bổ trợ thêm vào lượng kiến thức vốn đã phong phú mà các bạn đang được nhà trường truyền thụ.
Bộ sách sẽ lần lượt ra thành nhiều tập, đề cập tới các môn khoa học tự nhiên cơ bản, các lĩnh vực khoa học kỹ thuật… Song song, bộ sách cũng sẽ trình bày những tri thức về khoa học xã hội, đề cập tới các môn loại gần gũi với đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta.
Mục lục:
Lời nói đầu
Phân tử là gì? Nguyên tử là gì?
Thế nào là hạt cơ bản?
Vì sao lại nói các vật trên thế giới đều do nguyên tử cấu tạo nên?
Vì sao từ bảng tuần hòan Mendeleev lại có thể dự đoán các nguyên tố mới
Ta còn có thể phát hiện được các nguyên tố mới nữa không?
Vì sao cần điều chế các chất có độ “tinh khiết cao” và “siêu tinh khiết”?
Vì sao dùng ánh sáng có thể tiến hành phân tích hóa học?
Không khí có những chất gì?
Ai là người phát hiện oxi đầu tiên?
Liệu lượng oxi trên trái đất có hết không?
Vì sao sau cơn mưa giông, không khí lại trong lành hơn?
Nitơ có tác dụng gì?
Vì sao gọi các khí trơ là khí “lười’?
Vì sao đèn Neon lại có nhiều màu?
Nước là gì?
Nước nặng là gì?
Vì sao nước lại biến thành nhiên liệu?
Vì sao gọi đơteri là nhiên liệu của tương lai?
Tại sao trong ấm nước lại có cặn?
Vì sao phèn chua lại làm sạch nước?
Vì sao nước lại không cháy?
Mời các bạn đón đọc!