1. Văn hó !important;a ứng xử trong trường học là gì?
Văn hoá ứng xử trong trường học bao gồm hệ thống các giá trị, chuẩn mực để điều chỉnh mối quan hệ giữa các cá nhân hoặc giữa cá nhân với cộng đồng trong môi trường giáo dục. Trong đó phải kể đến cách ứng xử thầy trò, phụ huynh học sinh và giữa đồng nghiệp với nhau.
Văn hóa ứng xử trong trường học như thế nào
Việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học thực chất đề cập đến những giá trị, chuẩn mực văn hóa nhằm giúp để điều chỉnh nhận thức, hành vi và thái độ, tác phong, lời nói, cử chỉ đối với những giáo viên, cán bộ, học sinh trong cách giao tiếp với mọi người xung quanh. Những yếu tố này thực sự quan trọng nhằm để rèn luyện nhân cách đồng thời để giáo dục các thế hệ học sinh.
Trong môi trường giáo dục thì ngoài kiến thức khoa học – xã hội, đời sống thì xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường được đặt lên hàng đầu. Nếu thiếu đi nét đẹp của văn hoá ứng xử thì sẽ không thể hoàn thiện được những giá trị kiến thức nhân văn đối với thế hệ trẻ.
Văn hóa ứng xử trong trường học hiện nay được thể hiện qua hành vi ứng xử giữa thầy cô và học sinh, với bạn bè và môi trường xung quanh. Trong đó thì người thầy phải mẫu mực, chuẩn chỉnh trong hành vi, với đồng nghiệp luôn khiêm tốn, nhân ái và đoàn kết. Trong đó với học trò luôn yêu thương, chỉ bảo, mẫu mực và giản dị. Trong công việc thì họ luôn phải sáng tạo, kỹ luật, tận tụy đồng thời giữ gìn được nét đẹp trong sạch với môi trường xã hội và môi trường tự nhiên.
Đối với học sinh luôn có thái độ khiêm tốn, trung thực, cầu thị và khiêm tốn. Luôn biết kính trọng, biết ơn thầy cô, đoàn kết và thân ái với bạn bè. Theo đó thì môi trường giáo dục là nơi đào tạo đối với lớp người có tri thức để phục vụ xã hội.
Đó chính là yếu tố xây dựng môi trường lành mạnh để hướng đến mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân tốt có tài đức vẹn toàn.
2. Các mối quan hệ văn hóa ứng xử trong trường học hiện nay
2.1. Văn hóa ứng xử giữa thầy với thầy
Đảm nhiệm công tác giảng dạy trong trường học sẽ phải đối mặt với áp lực khi yêu cầu xã hội cao từ phía học sinh và phụ huynh. Bởi vậy, văn hoá ứng xử giữa thầy cô với đồng nghiệp của mình sẽ tạo nên một môi trường đoàn kết, cởi mở, cùng nhau phát triển. Các buổi sinh hoạt tập thể, trao đổi chuyên môn, tham quan ngoại khoá… góp phần cải thiện và nâng cao mối quan hệ thân thiết, gần gũi giữa các đồng nghiệp trong môi trường giáo dục.
2.2. Văn hóa ứng xử giữa thầy với trò
Từ xưa đến nay thì quan hệ thầy trò vốn thiêng liêng và đáng được kính trọng. Tuy nhiên một thực tế, văn hóa ứng xử của học sinh hiện nay chưa thể đủ lễ nghi với người thầy, thiếu sự tôn trọng và coi thường việc học.
Bởi vậy, cần phải đẩy cao về văn hóa ứng xử trong trường học, người thầy trước tiên phải có cách ứng xử chuẩn mực, nghiêm túc nhưng vẫn gần gũi, cảm thông, chia sẻ, thể hiện sự bao dung, độ lượng giúp cho học sinh cảm thấy yêu lớp, yêu trường.
Điều đó, sẽ thể hiện được niềm say mê, tin yêu, hứng khởi đối với cả người dạy và học, đồng thời thúc đẩy văn hóa ứng xử trong trường học cải thiện tích cực. Mà hiệu quả giáo dục đảm bảo tốt hơn.
2.3. Văn hóa ứng xử giữa thầy cô với phụ huynh học sinh
Mối quan hệ giữa thầy cô và học sinh là một trong những cầu nối quan trọng góp phần giáo dục trẻ. Chính vì vậy, thầy cô và PH cần thường xuyên trao đổi, chia sẻ để hiểu và thống nhất quan điểm giáo dục.
Văn hoá ứng xử giữa thầy cô và Phụ huynh là rất cần thiết, qua đó giúp định hướng đúng cho các mối quan hệ nhà trường, phụ huynh, thầy trò với học sinh.
Muốn xây dựng không gian văn hóa học đường thân thiện, vui vẻ, cởi mở mà vẫn đảm bảo được sự nghiêm túc, thì mỗi người thầy cần phải thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử, đảm bảo được chuẩn mức sư phạm trong dáng điệu, lời nói đến cử chỉ diễn đạt.